Quyết định - Thành phố

Về việc kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội Ký hiệu 1638/QĐ-UBND Trích yếu Về việc kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội Ngày ban hành 27/03/2024 Ngày hiệu lực 27/03/2024 Lĩnh vực Phòng chống thiên tai Nhóm văn bản Văn bản chỉ đạo điều hành BCĐ Loại văn bản Quyết định Tải về QD 1638 KIEN TOAN BCH nam 2024.pdf QD 4879 kien toan bo sung nam 2023.pdf QD so 2027 kien toan nam 2023_signed.pdf

Công điện số 01 của UBND TP Hà Nội về tập trung ứng phó bão số 1 năm 2023

Công điện số 02 của BCH về việc tập trung ứng phó với bão số 01 năm 2023 (TaLim)

Công điện số 01 chủ động phòng ngừa, ứng phó sạt lở

Quyết định về việc kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội năm 2023

Công điện chủ động ứng phó với nguy cơ xảy ra băng giá, sương muối

Công điện về việc chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ

Công điện về việc ứng phó với cơn bão số 03

Hồi 15h ngày 09/8/2022, Ban chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố Hà Nội đã có công điện số 02 về việc ứng phó với cơn bão số 02 gửi Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố, cụ thể: Theo tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, chiều ngày 09/8, Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đã mạnh lên thành bão (cơn bão số 02) có tên gọi quốc tế là bão Mulan. Hồi 13 giờ 00 ngày 09/8, vị trí tâm bão ở khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 112,9 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 300km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10. Trong 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc, sau đó khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 13 giờ ngày 10/8, vị trí tâm bão ở khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 110,9 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 350km về phía Đông Đông Nam. Sức gió cấp 8 (62- 74km/giờ), giật cấp 10. Đài KTTV khu vực đồng bằng Bắc Bộ nhận định: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, từ chiều tối và đêm mai (10/8) đến ngày 12/8 thành phố Hà Nội có mưa to đến rất to và dông (mưa to tập trung vào đêm 10 ngày 11/8). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nguy cơ cao xảy ra ngập úng tại các khu đô thị, vùng trũng thấp, ven sông. Dự báo lượng mưa các nơi như sau: Trung tâm thành phố, các huyện phía Bắc và phía Tây thành phố: 120-180mm, có nơi trên 180mm; Các huyện phía Nam thành phố: 100-150mm, có nơi trên 150mm. Từ đêm mai (10/8), gió sẽ mạnh dần lên cấp 4 - 5, giật cấp 6. Để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết do ảnh hưởng của bão Mulan, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau: 1. Thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tình hình thời tiết, thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông tin cảnh báo kịp thời đến người dân để chủ động phòng tránh; rà soát các phương án ứng phó thiên tai, sự cố, kiểm tra các trọng điểm xung yếu, các công trình (đặc biệt các công trình đang thi công), chủ động ứng phó kịp thời với mọi diễn biến của bão, đảm bảo an toàn công trình, tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân ở những vùng trũng thấp có khả năng ngập úng, vùng có nguy cơ sạt lở, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lớn gây ra. 2. Tổ chức kiểm tra đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, công trình tiêu thoát nước trên địa bàn; sẵn sàng các biện pháp, kịch bản tiêu úng bảo vệ phục hồi sản xuất và đời sống sinh hoạt của Nhân dân. 3. Rà soát lực lượng, phương tiện, vật tư, máy móc, thiết bị theo phương châm “4 tại chỗ” sẵn sàng triển khai ứng phó, cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra. 4. Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội sẵn sàng phương án tiêu thoát nước đô thị, đặc biệt là các quận nội thành. Các Công ty Thuỷ lợi chủ động phương án vận hành linh hoạt hệ thống công trình thủy lợi để tiêu nước đệm, đặc biệt là các khu vực sản xuất nông nghiệp, các khu vực trũng thấp. 5. Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội tổ chức cắt tỉa cành cây, chằng chống, chuẩn bị lực lượng ứng trực, kịp thời giải tỏa cây đổ khi có mưa to, gió lớn. 6. Tổng công ty Điện lực Hà Nội và các đơn vị có liên quan đảm bảo phương án cấp điện phục vụ tiêu úng chống ngập và sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân. 7. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp, chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và Thành phố thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến mưa bão, thiên tai; tăng cường thời lượng phát sóng, truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, chủ động phòng tránh. 8. Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động, sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó khi có tình huống xảy ra. 9. Các đồng chí thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công, chủ động kiểm tra đôn đốc các quận, huyện, thị xã để chỉ đạo các công tác xử lý sự cố và phòng, chống úng ngập theo quy định; kịp thời nắm bắt tình hình, báo cáo về Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố. 10. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24h/24h, theo dõi, tổng hợp và báo cáo kịp thời mọi diễn biến mưa, lũ, úng ngập, thiên tai, sự cố về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố theo quy định. Chi tiết theo đường dẫn sau: https://drive.google.com/file/d/1okz8Kk8LSNzme1LwB3Igu9FEv1bZlc5N/view?usp=sharing TH-VPBCH