Tin tức - Sự kiện
THÔNG BÁO VÀ DỰ BÁO KHÍ HẬU MÙA 3 THÁNG XI, XII, I NĂM 2024/2025 Một số
nhận định chính về khí hậu mùa 3 tháng XI-I năm 2024/2025 Trên cơ sở phân
tích diễn biến khí hậu và kết quả dự báo khí hậu (kết quả mô hình thống kê
và động lực của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, bản
tin của các trung tâm dự báo khí hậu trên thế giới), một số nhận định khí
hậu mùa XI-I năm 2024/2025 như sau: 1) Hoạt động của ENSO: - Hiện tại, điều
kiện khí quyển và đại dương đang ở trạng thái trung gian nghiêng về pha
lạnh. Dự báo ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Niña có cường độ
yếu trong mùa ba tháng XI-I năm 2024/2025 với xác suất khoảng 70-75%. (2)
Gió mùa: Cường độ GMMĐ có khả năng xấp xỉ đến mạnh hơn TBNN. Rét đậm, rét
hại có khả năng xuất hiện ở mức xấp xỉ TBNN và khả năng xảy ra các đợt kéo
dài trong các tháng chính đông. (3) Nhiệt độ: - Trong mùa 3 tháng XI-I năm
2024/2025, nhiệt độ xấp xỉ giá trị TBNN cùng thời kỳ ở các khu vực Bắc Bộ,
Bắc Trung Bộ và xấp xỉ đến cao hơn TBNN ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.
(4) Lượng mưa: -Trong mùa 3 tháng tháng XI-I năm 2024/2025, tổng lượng mưa
(TLM) có khả năng xấp xỉ đến thấp hơn TBNN ở Bắc Bộ, xấp xỉ đến cao hơn
TBNN ở Bắc Trung Bộ; cao hơn TBNN ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ. Đề
phòng các đợt mưa lớn xảy ra gây lũ, ngập lụt nghiêm trọng cho khu vực
Trung Bộ trong các tháng XI-XII/2024. (5) Hiện tượng cực đoan - Bão và áp
thấp nhiệt đới (XTNĐ): Trong mùa ba tháng XI-I năm 2024/2025, số lượng XTNĐ
hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam xấp xỉ đến cao hơn TBNN
(TBNN: 2-3 cơn hoạt động trên khu vực Biển Đông; 1-2 cơn ảnh hưởng đến Việt
Nam). - Điều kiện khô hạn: Mùa khô 2024/2025 ở Tây Nguyên và Nam Bộ khả
năng xấp xỉ đến muộn hơn so với TBNN. Khả năng xuất hiện các đợt mưa trái
mùa làm giảm bớt điều kiện khô hạn trên khu vực. - Chi tiết xem tại file
sau:
HƯỞNG ỨNG NGÀY QUỐC TẾ GIẢM NHẸ THIÊN TAI 13-10 Nghị quyết 64/200
ngày 21 tháng 12 năm 2009, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định lấy ngày
13 tháng 10 hàng năm để kỷ niệm Ngày quốc tế phòng tránh và giảm nhẹ thiên
tai. Đây là dịp để nâng cao nhận thức của cộng đồng về những biện pháp cần
thiết phải áp dụng để giảm thiểu các nguy cơ có thể gặp phải trong trường
hợp xảy ra thiên tai cũng như khuyến khích mọi công dân và chính phủ tham
gia xây dựng cộng đồng và đất nước có khả năng phòng chống thiên tai tốt
hơn. ASEAN cũng lấy ngày này là ngày Quản lý thiên tai ASEAN để
kêu gọi mọi người và cộng đồng trên toàn thế giới nâng cao nhận thức và
giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra. Năm nay chủ đề ngày Quốc tế giảm nhẹ
rủi ro thiên tai và Ngày ASEAN Quản lý thiên tai 13-10 là “Trao quyền cho
thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai” được Liên Hợp Quốc lựa
chọn nhằm trao quyền và khuyến khích thế hệ trẻ chủ động tham gia phòng,
tránh rủi ro, từ đó có những giải pháp, hành động thiết thực góp phần giảm
thiểu hoặc ngăn chặn các rủi ro thiên tai.
Một số nhận định chính về khí hậu mùa 3 tháng X-XII năm 2024 Trên cơ sở
phân tích diễn biến khí hậu và kết quả dự báo khí hậu (kết quả mô hình
thống kê và động lực của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí
hậu, bản tin của các trung tâm dự báo khí hậu trên thế giới), một số nhận
định khí hậu mùa XXII năm 2024 như sau: 1) Hoạt động của ENSO: - Hiện tại,
điều kiện khí quyển-đại dương đang có xu thế chuyển sang trạng thái La
Niña. Dự báo ENSO chuyển sang trạng thái La Niña trong mùa ba tháng X-XII
với xác suất khoảng 70-80%. (2) Gió mùa: Gió mùa mùa đông (GMMĐ) có khả
năng bắt đầu ở mức xấp xỉ đến muộn hơn so với TBNN. Cường độ GMMĐ có khả
năng thấp hơn đến xấp xỉ TBNN ở các tháng X-XII/2024 và xấp xỉ đến mạnh hơn
TBNN trong các tháng I-III/2025. Có khả năng xuất hiện rét đậm, rét hại kéo
dài trong các tháng chính đông. (3) Nhiệt độ: - Trong mùa 3 tháng
X-XII/2024, nhiệt độ xấp xỉ đến cao hơn giá trị TBNN cùng thời kỳ trên hầu
hết cả nước. (4) Lượng mưa: -Trong mùa 3 tháng tháng X-XII/2024, tổng lượng
mưa (TLM) có khả năng xấp xỉ TBNN ở Bắc Bộ, cao hơn TBNN ở Trung Bộ, Tây
Nguyên, Nam Bộ. Đề phòng các đợt mưa lớn xảy ra gây lũ, ngập lụt nghiêm
trọng cho khu vực Trung Bộ. Mùa mưa trên khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có
khả năng kết thúc muộn hơn TBNN. (5) Hiện tượng cực đoan - Bão và áp thấp
nhiệt đới (XTNĐ): Trong mùa ba tháng X-XII/2024, số lượng XTNĐ hoạt động
trên Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam xấp xỉ đến cao hơn TBNN (TBNN: 4-5
cơn hoạt động trên khu vực Biển Đông; 2-3 cơn ảnh hưởng đến Việt Nam). -
Điều kiện khô hạn: Khả năng xuất hiện các đợt mưa trái mùa làm giảm bớt
điều kiện khô hạn tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong mùa khô 2024/2025.
BẢN TIN THIÊN TAI THÁNG 7/2024 Ký hiệu 7/2027 Trích yếu Ban Chỉ đạo Quốc
gia về Phòng, chống thiên tai phát hành Bản tin thiên tai kỳ tháng 7 năm
2024. Ngày ban hành Đang cập nhật Ngày hiệu lực Đang cập nhật Lĩnh vực Đang
cập nhật Nhóm văn bản Đang cập nhật Loại văn bản Đang cập nhật Tải về BAN
TIN THIEN TAI SO 7.2024.pdf
Đảm bảo an toàn khi Hồ Hòa Bình mở cả xả đáy, mở cửa xả thứ 4 hồi 11h ngày
6/8/2024 Chi tiết như văn bản đính kèm
Ngày 24/6/2024, Ban chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố có Văn bản số 62/BCH về
việc đảm bảo an toàn hạ du khi xả lũ hồ thủy điện Hòa Bình gửi Ban chỉ huy
PCTT và TKCN các quận, huyện, thị xã. Chi tiết Văn bản số 62/BCH
Ngày 24/6/2024, Ban chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố có Văn bản số 61/BCH về
việc chủ động ứng phó với mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh và
nguy cơ lũ quét, sạt lở đất gửi Ban chỉ huy PCTT và TKCN các quận, huyện,
thị xã. Chi tiết Văn bản số 61/BCH
Ngày 21/6/2024, BCH PCTT và TKCN Thành phố có Văn bản số 60/BCH về việc chủ
động ứng phó với mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh Chi tiết Văn
bản 60/BCH
Ngày 15/6/2024, BCH PCTT và TKCN Thành phố có Văn bản số 57/BCH về việc đảm
bảo an toàn hạ du khi xả lũ các hồ thủy điện Sơn La và Tuyên Quang gửi BCH
PCTT và TKCN các quận, huyện, thị xã. Chi tiết Văn bản số 57/BCH
Ngày 28/5/2024, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Văn bản số 1546/SNN-TLPCTT
về chủ động phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công
trình đê điều, thủy lợi và phòng, chống thiên tai năm 2024. Thực hiện Văn
bản số 1675/BXD-GD ngày 22/4/2024 của Bộ Xây dựng; Văn bản số 1298/UBND-ĐT
ngày 02/5/2024 của UBND Thành phố. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn –
Cơ quan Thường trực Phòng, chống thiên tai của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN
Thành phố đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các Công ty TNHH MTV ĐTPT
thủy lợi: Hà Nội, Sông Đáy, Sông Nhuệ, Công ty TNHH MTV thủy lợi Sông Tích,
Ban QLDA ĐTXD công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp Thành phố, Ban
Quản lý và Duy tu các công trình nông nghiệp, nông thôn tổ chức thực hiện
các nội dung sau: 1. Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống thiên
tai, đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và các loại hình công trình xây dựng
mùa mưa bão theo văn bản số 1675/BXD-GD ngày 22/4/2024 của Bộ Xây dựng nêu
trên. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, yêu cầu cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động và người dân ở địa phương, đơn vị thực hiện các biện
pháp phòng, chống thiên tai theo 04 tài liệu hướng dẫn của Bộ Xây dựng (gửi
kèm đường link bên dưới). 2. Tiếp tục triển khai hiệu quả các văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn của Thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT trong thời gian qua
nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đê điều, thủy lợi, phòng,
chống thiên tai và chủ động phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả kịp
thời, khẩn trương, hiệu quả đối với các loại hình thiên tai thường xuyên
xảy ra trên địa bàn Thành phố (gửi kèm theo bản chụp các văn bản số 34/BCH
ngày 06/5/2024, số 38/BCH ngày 11/5/2024, số 41/BCH ngày 13/5/2024, số
43/BCH ngày 15/5/2024 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố, các văn bản
số 1020/SNN-TLPCTT ngày 12/4/2024, số 1258/SNN-TLPCTT ngày 04/5/2024, số
56/PA-SNN ngày 10/5/2024 của Sở Nông nghiệp và PTNT). 3. Tăng cường công
tác trực ban, thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình thời thiết, thiên
tai, sự cố trên địa bàn và thực hiện chế độ tổng hợp thông tin, báo cáo
theo quy định. (Hình ảnh chằng chống nhà cửa) Link hướng dẫn nhà an toàn
chống bão Link phân loại nhà an toàn Link khuyến cáo lắp đặt bồn nước cho
nhà và công trình Link Quy-trinh-bao-tri-va-kiem-dinh-Thap-thep Thuận Hòa
Để triển khai công tác phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2024
đạt hiệu quả, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, cấp Trung
ương và Thành phố đã có nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành, cụ thể
đến thời điểm hiện tại đã có một số văn bản: Các Văn bản của Trung ương -
Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
- Công điện số 04/CĐ-TTg ngày 15/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ
động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; - Chỉ thị số
661/CT-BNN-TL ngày 23/1/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường
thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn,
phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2023-2024; - Chỉ thị
số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực
hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập
mặn; - Công điện số 31/CĐ-TTg ngày 04/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về
việc chủ động, tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, cháy, chữa cháy
rừng; - Chỉ thị số 1919/CT-BNN-XD ngày 15/3/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng, tiến độ, an toàn công trình
xây dựng do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý; - Chỉ thị số 2592/CT-BNN-TL
ngày 10/4/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác đảm
bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024. Văn
bản của Thành phố - Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/2/2024 của UBND Thành phố
về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm
2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội; - Hướng dẫn số 148-HD/BTGTU ngày
04/5/2024 của Ban Tuyên giáo Thành ủy về công tác tuyên truyền PCTT và TKCN
năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội; - Kế hoạch số 30/KH-BCH ngày
02/5/2024 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia
phòng, chống thiên tai năm 2024; - Văn bản số 04/QPCTT ngày 25/4/2024 của
Quỹ phòng, chống thiên tai Hà Nội về việc triển khai, hoàn thiện kế hoạch
thu, chi Quỹ phòng, chống thiên tai năm 2024; - Kế hoạch số 138/KH-UBND
ngày 4/5/2024 của UBND Thành phố Bảo đảm thoát nước, chống úng ngập khu vực
nội thành Thành phố mùa mưa năm 2024; - Kế hoạch số 221/KH-BCH ngày
17/4/2024 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố Hiệp đồng sử dụng lực
lượng, phương tiện làm nhiệm vụ PCTT và TKCN với các đơn vị quân đội, công
an trên địa bàn Thành phố năm 2024; - Phương án số 56/PA-SNN ngày 10/5/2024
của Sở Nông nghiệp và PTNT ứng phó với ngập lụt, úng khu vực ngoại thành và
đảm bảo an toàn hồ đập trong mùa mưa bão năm 2024; - Phương án số
01/PA-SXD(CXCS) ngày 16/4/2024 của Sở Xây dựng về Phòng chống thiên tai
trong công tác chống úng ngập nội thành; phòng, chống cây đổ, cành gẫy trên
các tuyến đường đô thị; đảm bảo an toàn chiếu sáng công cộng, cung cấp nước
sạch trước, trong mùa mưa bão năm 2024; - Kế hoạch số 56/KH-SXD(CXCS) ngày
10/4/2024 của Sở Xây dựng Cắt tỉa cây bóng mát đảm bảo cảnh quan, mỹ quan
đô thị, phòng chống thiên tai trên địa bàn Thành phố năm 2024; - Kế hoạch
số 138/KH-UBND ngày 04/5/2024 của UBND Thành phố Hà Nội về việc Bảo đảm
thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành Thành phố mùa mưa năm 2024; -
Kế hoạch số 34/KH-CAHN-PV01 ngày 07/2/2024 của Công an Thành phố Ứng phó
với biến đổi khí hậu, PCTT, TKCN và phòng thủ dân sự năm 2024; - Kế hoạch
số 989/KH-STTT ngày 19/4/2024 triển khai công tác phòng, chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn ngành Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội năm 2024;
- Quyết định số 2720/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND Thành phố về việc ban
hành Phương án cứu trợ và đảm bảo đời sống Nhân dân khi có sự cố, thiên tai
trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024; - Quyết định số 37/2023/QĐ-UBND
ngày 29/12/2023 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy chế phối hợp trong
công tác phòng ngừa, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý vi phạm hành chính về thủy
lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai trên địa bàn thành phố Hà Nội. (Ông
Đào Xuân Dũng - Phó trưởng ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chỉ đạo tại Hội
nghị triển khai công tác PCTT và TKCN các xã, phường, thị trấn năm 2024)
Ngày 10/5/2024, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội có Văn bản số 1340/SNN-TLPCTT
gửi Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã đề nghị ngăn chặn, xử lý dứt
điểm tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại văn bản
số 5198/VP-KTN ngày 05/5/2024 về việc tăng cường ngăn chặn, xử lý vi phạm
pháp luật về đê điều trên địa bàn Thành phố, Văn bản số 3106/BNN-ĐĐ ngày
02/5/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ngăn chặn, xử
lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để
thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về đê điều, Chỉ thị số 24/CT-TTg
ngày 07/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý vi phạm
pháp luật về đê điều, đảm bảo an toàn chống lũ cho hệ công trình đê điều
trên toàn Thành phố trong mùa mưa lũ năm 2024 và các năm tiếp theo, sử dụng
diện tích đất khu vực bãi sông, trong phạm vi bảo vệ đê điều đảm bảo tuân
thủ quy định của pháp luật. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị
Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã quan tâm, phối hợp với các sở,
ngành và các đơn vị liên quan tập trung triển khai thực hiện một số nội
dung sau: 1. Mở đợt cao điểm tổng kiểm tra, rà soát toàn bộ các khu vực bãi
sông, bãi nổi, trong phạm vi bảo vệ đê điều trên địa bàn, kiên quyết ngăn
chặn và xử lý nghiêm, dứt điểm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền, đúng
quy định của pháp luật (nếu có), trong đó tập trung xử lý dứt điểm các vụ
việc vi phạm nghiêm trọng, nổi cộm, kéo dài, buộc tổ chức, cá nhân vi phạm
khôi phục lại bãi sông, lòng sông, phạm vi bảo vệ đê điều bị lấn chiếm theo
hiện trạng ban đầu. Đồng thời có biện pháp quản lý chặt chẽ diện tích đất
tại khu vực bãi sông, bãi nổi, đất trong hành lang bảo vệ đê, thuộc địa bàn
theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng, đê điều,
không để phát sinh vi phạm mới. 2. Ủy ban nhân dân các quận, huyện: Phúc
Thọ, Tây Hồ, Hoàng Mai, Thường Tín, Phú Xuyên và Gia Lâm xây dựng kế hoạch,
tổ chức xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ việc vi phạm đã được Thanh tra Thành
phố kết luận và kiến nghị xử lý. 3. Tăng cường công tác quản lý đê điều,
chỉ đạo cơ quan chức năng, chính quyền các cấp ở địa phương thực hiện đầy
đủ trách nhiệm ngăn chặn, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Gắn
trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cấp xã trong việc để vi phạm
phát sinh nhưng không có biện pháp ngăn chặn, để vi phạm kéo dài, không
kiên quyết xử lý dứt điểm theo thẩm quyền, hoặc không kiến nghị cấp có thẩm
quyền xử lý vi phạm theo quy định. 4. Thông tin rộng rãi kết quả kiểm tra,
xử lý vi phạm qua các cơ quan truyền thông để cảnh báo và nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm quy định của pháp
luật về đê điều. 5. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
đê điều và phòng, chống thiên tai đến cộng đồng, nhất là các tổ chức, doanh
nghiệp và hộ gia đình ven đê để thực hiện tuân thủ theo đúng quy định của
pháp luật. 6. Thường xuyên tổng hợp, gửi kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định. (Hình ảnh đê Hà Nội) TH-Chi
cục Thủy lợi và PCTT Hà Nội
Ngày 02/5/2024, Ban chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố ban hành Kế hoạch Hưởng
ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2024. Chi tiết Kế hoạch số
30/KH-BCH
Ngày 08/5/2024, Ban chỉ đạo Quốc gia về PCTT đã có Văn bản số 24/QGPCTT gửi
các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; Ban Chỉ huy
PCTT&TKCN các tỉnh, TP: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang,
Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hải
Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Các công
ty thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà, Lai Châu, Bản Chát,
Huội Quảng; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam. Về việc Đảm
bảo an toàn công trình và hạ du hồ chứa nước thuộc liên hồ chứa trên lưu
vực sông Hồng trong mùa lũ 2024. Chi tiết như file đính kèm
—
20 Số bài trên trang